Trang chủ Thế giớiKinh tế quốc tế Các doanh nghiệp ở châu Âu tranh thủ lạm phát cao để kiếm lời

Các doanh nghiệp ở châu Âu tranh thủ lạm phát cao để kiếm lời

bởi Linh

Các công ty ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang kiếm lời từ lạm phát cao, trong khi người lao động và người tiêu dùng phải thanh toán hóa đơn.

Các doanh nghiệp ở châu Âu tranh thủ lạm phát cao để kiếm lời

Đồng euro tại một ngân hàng ở Heidelberg, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang đối mặt với một thực tế là các công ty đang kiếm lời từ lạm phát cao, trong khi người lao động và người tiêu dùng phải thanh toán hóa đơn.

Câu chuyện kinh tế vĩ mô đang được nhắc tới nhiều trong 9 tháng qua là giá cả tăng mạnh với mọi thứ, từ năng lượng, thực phẩm đến chip máy tính, làm tăng chi phí của các công ty ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

ECB đã tăng lãi suất mạnh nhất trong gần bốn thập kỷ để hạ nhiệt nhu cầu, khi đối mặt với nguy cơ giá tiêu dùng cao sẽ kéo lương tăng và gây ra vòng xoáy lạm phát.

Số liệu cho thấy biên lợi nhuận của các công ty đang tăng lên. Việc các công ty có thể tăng giá bán vượt chi phí có thể khiến công chúng phẫn nộ.

Tuy nhiên, lạm phát do biên lợi nhuận doanh nghiệp tăng có xu hướng tự điều chỉnh, khi các công ty cuối cùng sẽ hãm đà tăng giá để tránh mất thị phần.

Theo các nhà kinh tế, câu chuyện mới về lạm phát tập trung vào biên lợi nhuận có thể giúp một số thành viên Hội đồng điều hành ECB có lý do để phản đối việc tiếp tục tăng lãi suất.

ECB sẽ tiếp tục tranh luận tại cuộc họp lần tới vào ngày 16/3, khi ngân hàng này đã cam kết tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm của khủng hoảng tài chính năm 2008.

Tình hình lạm phát tại Eurozone đã bắt đầu chuyển biến.

Theo khảo sát của ECB và Viện Ifo của Đức, các công ty dự kiến sẽ giảm tốc độ tăng giá, khi triển vọng chi phí và nhu cầu kém rõ ràng hơn.

Một số nước ở châu Âu như Hy Lạp đã cân nhắc các biện pháp để kiểm soát lạm phát đối với các hàng hóa thiết yếu, trong khi Pháp và Tây Ban Nha đang thảo luận về các bước tương tự.

Nhà kinh tế trưởng của ECB, Philip Lane, cho rằng các công ty châu Âu nhận thức rằng việc tăng giá quá mạnh sẽ khiến họ bị mất thị phần.

Có thể bạn quan tâm