Các quỹ phòng hộ toàn cầu dự kiến sẽ ghi nhận mức lợi nhuận tồi tệ nhất trong 14 năm vào năm 2022 sau khi lãi suất của Mỹ tăng mạnh tác động mạnh đến giá tài sản. Tuy nhiên, mức giảm của các quỹ này nhìn chung vẫn thấp hơn so với mức sụt giảm được ghi nhận trên thị trường vốn và trái phiếu trong năm 2022.
Việc các quỹ phòng hộ thực hiện chiến lược đưa tiền vào hàng hóa và tiền tệ bằng cách sử dụng các chiến lược tập trung vào vĩ mô và khai thác mức chênh lệch giá giữa các mã chứng khoán hoạt động tốt trong năm 2022 đã mang lại lợi nhuận khá cho các nhà đầu tư.
Meisan Lim,Giám đốc điều hành nghiên cứu quỹ phòng hộ tại Cambridge Associates cho biết cả cổ phiếu và trái phiếu đều rất nhạy cảm với các sự kiện vĩ mô, đặc biệt là với số liệu lạm phát.
Theo công ty dữ liệu đầu tư Preqin, lợi nhuận của các quỹ phòng hộ đã giảm 6,5% trong năm nay, mức giảm lớn nhất kể từ mức giảm 13% trong năm 2008. Nhưng con số này vẫn thấp hơn so với mức giảm 18,7% của chỉ số MSCI World và mức giảm 11,9% của chỉ số lợi suất trái phiếu Mỹ ICE BofA.
Theo dữ liệu của HFR, các quỹ của các nhà hoạt động, sử dụng cổ phần thiểu số để thúc đẩy các thay đổi về chiến lược, đã giảm 13,8%.
Andrew Hendry, người đứng đầu khu vực châu Á tại Janus Henderson Investors, một nhà quản lý tài sản toàn cầu, đồng thời điều hành Quỹ đa chiến lược toàn cầu ngắn hạn trị giá 900 triệu euro (955,17 triệu USD), cho biết các chiến lược theo xu hướng đã thành công vào năm 2022 do môi trường lạm phát.
Ông Hendry cho biết hoạt động theo xu hướng dựa trên ý tưởng rằng thị trường xử lý thông tin không hiệu quả và ở các tốc độ khác nhau, và các thị trường bắt đầu di chuyển theo một hướng, có nhiều khả năng sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng đó.
Bên cạnh sự sụt giảm tài sản truyền thống từ cổ phiếu sang trái phiếu, tài sản ròng của các quỹ phòng hộ toàn cầu đã giảm 4,8% trong ba quý đầu năm nay xuống còn 4.300 tỷ USD. Theo dữ liệu của Preqin, quỹ này đã chứng kiến dòng tiền chảy ra tổng cộng là 109,8 tỷ USD trong khoảng thời gian đó.