Trang chủ Đầu tưChứng khoán Chuyên gia: ‘Quả bom’ TPDN chỉ tạm thời lắng xuống, doanh nghiệp nên chiết khấu 30-40% để bán hàng trả nợ

Chuyên gia: ‘Quả bom’ TPDN chỉ tạm thời lắng xuống, doanh nghiệp nên chiết khấu 30-40% để bán hàng trả nợ

bởi Linh

Theo các chuyên gia, với việc ban hành Nghị định 08 về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã phần nào tháo gỡ khó khăn trước mắt cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp nên chiết khấu sâu để nhanh chóng bán hàng, trả nợ cho nhà đầu tư trái phiếu.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ra thị trường quốc tế.

Đánh giá về động thái trên, các chuyên gia cho rằng, nguy cơ trước mắt về đáo hạn trái phiếu của doanh nghiệp đã tạm thời được giải quyết, tuy nhiên về lâu về dài vẫn còn rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại niềm tin của thị trường.

Giải pháp không mới, doanh nghiệp đã áp dụng

Giải pháp không mới, doanh nghiệp đã áp dụng

Ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc Fiingroup. (Ảnh: NVCC).

Phân tích về những điểm mới trong Nghị định 08, ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc Fiingroup đánh giá, một số giải pháp chất không mới, đã được nhà phát hành TPDN áp dụng và nay chỉ được hợp pháp hoá.

Đơn cử như việc thanh toán nợ TPDN bằng tài sản khác, một số chủ đầu tư đã làm điều này tuy nhiên vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm vẫn là tài sản đó có tình trạng pháp lý và giá chuyển đổi ra sao mà để thoả thuận thành công thì cần được sự thoả thuận của cả đôi bên.

Với quy định về việc được kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa hai năm, thực chất đây là phương án chuyển nợ xấu về tương lai. Điều này phù hợp với mong muốn của các nhà phát hành nhưng với nhà đầu tư TPDN thì cơ chế hướng dẫn và giám sát chặt chẽ, bởi càng kéo dài nhà đầu tư càng mất niềm tin và lo ngại nguy cơ không thu được gì.

Ông Thuân cho rằng Nghị định 08 chủ yếu để xử lý nợ xấu trái phiếu, còn việc khôi phục niềm tin và cầu đầu tư trái phiếu thì cần thời gian và các giải pháp bổ sung tiếp theo.

“Số phận” TPDN phụ thuộc nhiều vào thiện chí của hai bên

“Số phận” TPDN phụ thuộc nhiều vào thiện chí của hai bên

Ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình).

Đồng quan điểm, ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam cũng nhấn mạnh, Nghị định mới nhưng bản chất số phận TPDN vẫn phục thuộc rất lớn vào thiện chí của nhà đầu tư và nhà phát hành.

Ông Ngọc cho rằng, Nghị định 08 được đưa ra theo hướng tạo khuôn khổ pháp lý để tổ chức phát hành, trái chủ có thêm thời gian và thêm lựa chọn mới cho việc đàm phán thanh toán gốc, lãi vay.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, Nghị định này chỉ để bình ổn những vấn đề cấp thiết trong ngắn hạn, chứ không phải là giải pháp để xử lý dứt điểm được vấn đề của thị trường TPDN và những khúc mắc về tình hình tài chính của các tổ chức phát hành lớn, trong đó có nhiều doanh nghiệp bất động sản.

“Các tổ chức phát hành TPDN phải thực sự có thiện chí trong việc đàm phán với trái chủ để có được phương án gia hạn nợ hợp lý hoặc hoán đổi tài sản với giá thị trường. Nói cách khác, khi đảm bảo được quyền lợi của trái chủ thì giá trị của Nghị định 08 mới thực sự đi vào cuộc sống”, ông Ngọc nói.

“Số phận” TPDN phụ thuộc nhiều vào thiện chí của hai bên

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia. (Ảnh: NVCC).

Doanh nghiệp nên tiếp tục chiết khấu, bán tài sản

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia cũng khuyến nghị doanh nghiệp nên tiếp tục sẵn sàng bán tài sản với mức chiết khấu có thể lên đến 30-40%, đẩy mạnh cơ cấu lại sản phẩm, hoạt động, tiết giảm chi phí.

Trong bối cảnh thị trường khó khăn, niềm tin giảm, thanh khoản giảm và doanh nghiệp cần thêm thời gian để chuẩn bị tinh thần, năng lực, quy trình, nhân lực… thì các quy định cho phép lùi thời gian áp dụng xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt phát hành là cần thiết song chỉ là giải pháp tình thế.

Việc giảm áp lực trả nợ lượng trái phiếu đáo hạn với điểm rơi cao điểm là khoảng 120.000 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp bất động sản năm 2023 và 110.000 tỷ đồng năm 2024 là cần thiết song sẽ đẩy áp lực lùi về các năm tiếp theo.

Vì vậy, các bên liên quan cần sớm bắt tay chuẩn bị phát hành mới theo Nghị định 08 để có tiền trả nợ, hoàn thiện các dự án dở dang; đa dạng hóa nguồn vốn và quan tâm hơn đến quản lý rủi ro tài chính.

Cũng như, chuẩn bị hành trang cho năm tới kh
i các điều kiện tiêu chuẩn cao hơn (nhà đầu tư chuyên nghiệp, xếp hạng tín nhiệm, thời gian phân phối trái phiếu…) bắt đầu áp dụng trở lại”, ông Lực nói.

Một giải pháp lâu dài được đưa ra trong lúc này là việc khuyến khích phát hành TPDN ra công chúng nhiều hơn thay vì tập trung vào phát hành riêng lẻ. Các cơ quan quản lý cũng phải chú trọng phát triển nhà đầu tư tổ chức, thành lập trung tâm giao dịch trái phiếu thứ cấp để tránh tình trạng thị trường đổ vỡ khi niềm tin nhà đầu tư cá nhân bị lung lay trong thời gian vừa qua.

Các cơ quan quản lý khác như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công An, Bộ Tư pháp…. cũng cần vào cuộc, đồng hành để tháo gỡ khó khăn của thị trường cũng như đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, khơi thông thị trường vốn cho doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm