Trang chủ Doanh nghiệp Công ty TVG chi trả cổ tức cộng dồn 3 năm, Phó Chủ tịch muốn mua vào gần 17% vốn

Công ty TVG chi trả cổ tức cộng dồn 3 năm, Phó Chủ tịch muốn mua vào gần 17% vốn

bởi Linh

Công ty TVG đối mặt với thách thức tài chính khi chi trả cổ tức cộng dồn

CTCP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải (UPCoM: TVG) vừa công bố ngày chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt cho các năm 2018, 2020 và 2022 là 20/06/2025. Tổng tỷ lệ chi trả là 24%, tương đương 2.400 đồng/cp.

Chi tiết về cổ tức, tỷ lệ chi trả cho năm 2018 là 10%, năm 2020 là 7% và năm 2022 là 7%. Ngày thanh toán dự kiến vào 30/06, với tổng số tiền chi ra khoảng 4.9 tỷ đồng.

Trước đó, ông Nguyễn Doãn Bình – Phó Chủ tịch HĐQT TVG – đăng ký mua vào 350.000 cp, tương đương 17,2% vốn điều lệ Công ty. Với mức giá thị trường hiện nay khoảng 16.500 đồng/cp, ông Bình có thể chi khoảng 5,8 tỷ đồng cho thương vụ. Nếu hoàn tất mua vào trước ngày chốt quyền, ông có thể nhận về khoảng 840 triệu đồng tiền cổ tức.

Tuy nhiên, động thái “gom hàng” của ông Bình lại đi ngược chiều với phần lớn lãnh đạo và cổ đông lớn khác tại TVG. Gần đây, hàng loạt nhân sự cấp cao đồng loạt đăng ký hoặc đã hoàn tất bán cổ phiếu. Trong tháng 5, Kế toán trưởng Nguyễn Thúy Hảo đăng ký bán toàn bộ 9,35% vốn. Tổng Giám đốc Đặng Tuấn Cường đã bán xong hơn 10% vào ngày 09/05 và đang tiếp tục bán nốt phần còn lại trong tháng 6.

[TVG – CTCP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải align=”aligncenter” width=”650″]TVG - CTCP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải TVG đối mặt với thách thức tài chính[/caption]

Tình hình tài chính của TVG hiện không mấy khả quan, bất chấp cam kết chi trả cổ tức. Theo BCTC hợp nhất năm 2024 đã kiểm toán, Công ty vẫn hạch toán đầy đủ khoản cổ tức phải trả hơn 4,9 tỷ đồng nhưng lượng tiền mặt cuối năm chỉ còn chưa đầy 700 triệu đồng.

Phần lớn tài sản bị “đọng” tại các khoản phải thu, trong đó riêng nợ từ khách hàng đã lên tới 28 tỷ đồng, và các khoản phải thu khác vượt 44 tỷ đồng. Hai khoản này chiếm gần 80% tổng tài sản trong bối cảnh doanh thu và lợi nhuận tiếp tục đi xuống.

Đáng chú ý, kiểm toán viên UHY từ chối đưa ra ý kiến với nhiều khoản công nợ phải thu vì không thể xác minh được tính hợp lý và trung thực, do thiếu đối chiếu số liệu. Điều này khiến bức tranh tài chính của TVG trở nên thiếu minh bạch.

Trong ngày 30/05, Công ty có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo không còn đáp ứng điều kiện công ty đại chúng do vốn điều lệ đã góp dưới 30 tỷ đồng. Dù vậy, TVG cho biết đang làm việc với Trung tâm Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) để chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ bất thường 2025 nhằm thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ.

TVG tiền thân là Viện Nghiên cứu Thiết kế Đường sắt, thành lập từ năm 1959. Công ty được cổ phần hóa vào năm 2005 và lên UPCoM từ 2010. Là một trong số ít doanh nghiệp tư vấn chuyên ngành đường sắt với hơn 50 năm kinh nghiệm, TVG từng tham gia quy hoạch và triển khai nhiều dự án trọng điểm.

Có thể bạn quan tâm