Trang chủ Doanh nhân Dàn lãnh đạo cấp cao Vinamilk nhận lương thưởng ra sao trong năm 2022?

Dàn lãnh đạo cấp cao Vinamilk nhận lương thưởng ra sao trong năm 2022?

bởi Linh

Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2022, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã: VNM) đã chi khoảng 23,19 tỷ đồng tiền thù lao của Hội đồng quản trị.

 

Theo đó, Bà Lê Thị Băng Tâm đã thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT từ 26/4/2022 được nhận thù lao hơn 1,8 tỷ đồng, tương đương với mức khoảng 459 triệu đồng/tháng, cao hơn năm 2021 với trung bình 304 triệu đồng/tháng. Chủ tịch HĐQT mới là ông Nguyễn Hạnh Phúc nhận mức thù lao 1,72 tỷ đồng, trung bình thù lao 1 tháng khoảng 215 tỷ đồng.

Bà Mai Kiều Liên – Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc nhận mức thù lao hơn 2 tỷ đồng cho vị trí thành viên HĐQT, giảm 51 triệu so với năm 2021. Ngoài ra, bà Liên còn nhận lương 366 triệu đồng/tháng cho vị trí Tổng giám đốc. Tổng cộng, trong năm 2022, Vinamilk trả cho bà Liên gần 6,5 tỷ đồng tiền thù lao HĐQT và lương Tổng giám đốc, tương đương mỗi tháng bà nhận hơn 538 triệu đồng.

Dàn lãnh đạo cấp cao Vinamilk nhận lương thưởng ra sao trong năm 2022?

 Bà Mai Kiều Liên, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Vinamilk – Ảnh: VGP/Nhã An

Một cá nhân khác, ông Lê Thành Liêm là thành viên HĐQT kiêm Giám đốc Điều hành – Tài chính của Vinamilk. Ông được nhận thù lao cho vị trí thành viên HĐQT là 931 triệu đồng trong năm 2022 và nhận lương cho vị trí Giám đốc Điều hành – Tài chính.

Tiền lương trung bình một tháng cho 1 người của các giám đốc điều hành là 167 triệu đồng/tháng.

Hai thành viên HĐQT nhận mức thù lao cao nhất năm vừa rồi là ông Michael Chye Hin Fah và ông Alain Xavier Cany với 2,6 tỷ đồng. Các thành viên còn lại nhận từ 1,7 tỷ đồng đến 2,4 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh của VNM, dưới tác động tiêu cực kép do giá đường thô và sữa nguyên liệu tăng những tháng cuối năm 2022, doanh thu cùng lợi nhuận của VNM nói riêng và ngành sữa Việt Nam nói chung ít nhiều bị ảnh hưởng.

Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần củaVNM đạt 59.956 tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2021. Trong đó, doanh thu trong nước chiếm đa số với 50.704 tỷ đồng và doanh thu nước ngoài là 9.252 tỷ đồng.

Trong năm 2022, chi phí tài chính của doanh nghiệp đã tăng gấp 3 lần lên 618 tỷ đồng, chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá và tăng chi phí lãi vay.

Lũy kế cả năm, lợi nhuận sau thuế của VNM đạt gần 8.578 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ. Đây cũng là lần đầu tiên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sữa xuống dưới mốc 10.000 tỷ đồng kể từ năm 2017 và là mức thấp nhất trong 7 năm trở lại đây.

Năm 2022, VNM đặt kế hoạch đạt tổng doanh thu 64.070 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 9.770 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022, công ty đã hoàn thành 94% mục tiêu tổng doanh thu và 88% kế hoạch lợi nhuận.

 

Về tình hình tài chính, quy mô tài sản của VNM tính đến 31/12/2021 đạt 48.483 tỷ. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản tiếp tục là khoản tiền, tiền gửi ngân hàng với giá trị 19.714 tỷ đồng, giảm 15% so với đầu năm. Số tiền gửi ngân hàng đã đem về cho công ty 1.198 tỷ đồng tiền lãi năm 2022.

Nợ vay cuối kỳ là 4.933 tỷ, chủ yếu là vay ngắn hạn với chi phí lãi vay cả năm khoảng 166 tỷ. Số dư tiền ròng hợp nhất đạt gần 15.000 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng tài sản. Tỷ lệ khoản vay trên tổng tài sản được kiểm soát ở mức khoảng 10%, thấp nhất kể từ năm 2019 trong bối cảnh lãi suất tăng mạnh những tháng cuối năm 2022.

Vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2022 đạt 32.816,5 tỷ bao gồm 5.267 tỷ quỹ đầu tư phát triển, 3.353 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Có thể bạn quan tâm