Trang chủ Đầu tưChứng khoán Doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng và bán lẻ sẽ sáng cửa năm 2023

Doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng và bán lẻ sẽ sáng cửa năm 2023

bởi Linh

Hậu Covid-19 và mở cửa du lịch, hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng và cho thuê bán lẻ đã phục hồi và tăng trưởng trở lại. Song sức bật của thị trường du lịch nghỉ dưỡng còn đối mặt nhiều hạn chế, còn các ông lớn bán lẻ đang “săn” đất mở rộng thị phần.

Bất động sản nghỉ dưỡng sáng cửa sau khi Trung Quốc hủy bỏ “Zero-Covid”

Các hoạt động du lịch của Việt Nam đã chính thức mở cửa được gần một năm sau thời gian “đóng băng” vì dịch Covid-19.Theo thống kê từ Cục Hàng không Việt Nam, trong năm 2022 thị trường vận tải hàng không đạt 55 triệu lượt khách, tăng 3,7 lần so năm 2021.

Đáng chú ý, hàng không nội địa đã hồi phục và tăng trưởng trở lại, vượt qua cả thời điểm trước dịch. Lượng khách nội địa đạt 43,2 triệu khách, tăng 3,5 lần so năm 2021 và tăng 15,6% so năm 2019. 

Song lượng khách quốc tế chưa thực sự hồi phục, đạt 11 triệu khách, tăng 22 lần so năm 2021 và bằng 27% so năm 2019.

Tuy nhiên việc Chính quyền Trung Quốc mở cửa biên giới và dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp cách ly phòng dịch Covid-19 kể từ ngày 8/1/2023 vừa quađược xem là một tín hiệu tích cực với ngành nghỉ dưỡng. Bởi theo Savills, trước khi đại dịch xảy ra, Trung Quốc là thị trường khách du lịch lớn nhất thế giới, khi thực hiện hơn 150 triệu chuyến du lịch nước ngoài trong năm 2019.

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cũng cho biết thị trường nghỉ dưỡng trong nước đang dần hoạt động sôi động trở lại. Một số khách sạn trong thành phố đã cải thiện công suất nhờ nhu cầu di chuyển và công tác của các khách du lịch và chuyên gia tới Việt Nam.

Các thị trường nghỉ dưỡng ven biển có tỷ lệ lấp đầy cao, đặc biệt là đối với phân khúc hạng sang. Thị trường phân hóa rõ rệt với sự chú trọng vào chất lượng hơn số lượng.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng so với cùng kỳ.

Đơn cử như CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO Group, mã chứng khoán: CEO) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất trong ba quý đầu năm hơn 1.052 tỷ đồng, cao gấp 2,6 lần cùng kỳ năm 2021, biên lợi nhuận gộp cũng tăng từ 0,3% lên gần 35,5%. Qua đó, CEO Group đạt lợi nhuận sau thuế hơn 111 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 224 tỷ đồng.

Bất động sản nghỉ dưỡng sáng cửa sau khi Trung Quốc hủy bỏ “Zero-Covid”

Khu nghỉ dưỡng Novotel Phu Quoc Resort do CEO Group quản lý và phát triển. (Ảnh: CEO Group).

Trước đó, tại kỳ Đại hội đồng cổ đông thường niên hồi tháng 4 đầu năm, đại diện công ty cũng cho biết dự kiến cơ cấu doanh thu trong năm nay, trong đó, dự án Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City tại tỉnh Quảng Ninh chiếm 60%, dự án Phú Quốc chiếm 25% và các dự án còn lại là 15%.

Hay chủ Khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Vân Bay tại Nha Trang, CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (mã chứng khoán: NVT) cũng báo kết quả kinh doanh ba quý đầu năm tăng trưởng so với cùng kỳ. Theo công ty, kết quả này là nhờ sự phục hồi của các hoạt động du lịch trong nước.

Cụ thể, doanh thu thuần đạt 265,5 tỷ đồng, cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp tăng từ 12,8% lên 53,1%. Lợi nhuận sau thuế qua đó đạt 20,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 48,7 tỷ đồng.

Bất động sản nghỉ dưỡng sáng cửa sau khi Trung Quốc hủy bỏ “Zero-Covid”

Các biệt thự tại Six Senses Ninh Van Bay. (Ảnh: Ninh Vân Bay).

Song, đối với triển vọng ngành bất động sản nghỉ dưỡng, Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương đánh giá ngành du lịch vẫn đang đứng trước một số hạn chế để có những bước tiến nổi bật.

Bên cạnh các vấn đề toàn cầu như lạm phát, căng thẳng chính trị, thị trường trong nước cũng đang đối mặt với vấn đề thừa nguồn cung và pháp lý.

Thêm vào đó, báo cáo DKRA cho biết động sản nghỉ dưỡng ghi nhận nguồn cung có sự hồi phục so với cùng kỳ năm trước nhưng mức tăng vẫn còn thấp so với giai đoạn năm 2019. Các chủ đầu tư có tâm lý thận trọng hơn trong việc chào bán sản phẩm. Sức cầu thị trường cũng ở mức thấp do động thái tăng cường kiểm soát tín dụng trong thời gian qua.

Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, trong thời gian tới, nguồn cung bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng khả năng sẽ vẫn hạn chế, chỉ các chủ đầu tư có đủ nguồn lực mới có khả năng phát triển dự án.

Bên cạnh đó, thanh khoản thị trường vẫn tiếp tục trầm lắng trong năm 2023. Mặc dù nhu cầu đầu tư BĐS nghỉ dưỡng cao nhưng thực tế, thị trường này vẫn sẽ chậm giao dịch vì vướng mắc pháp lý, dòng tiền khó và phụ thuộc vào sự tăng trưởng của ngành du lịch.

Doanh nghiệp cho thuê mặt bằng bán lẻ trên đường đua mở rộng quỹ đất

Song song bất động sản nghỉ dưỡng, phân khúc bất động sản cho thuê bán lẻ cũng khởi sắc nhờ lượng khách đến trung tâm thương mại tăng và hoạt động kinh doanh của khách thuê tiếp tục phục hồi.

Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong năm 2022, nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ tăng so với năm 20
21, tỷ lệ lấp đầy mặt bằng kinh doanh tại trung tâm thương mại và siêu thị lớn vượt mức 90%. Riêng trong quý IV/2022 nhiều nhà bán lẻ nước ngoài mở rộng thị trường và tăng quy mô cửa hàng tại Việt Nam, đơn cử như UNIQILO, MUJI…

Theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc bộ phận cho thuê thương mại Savills: “Trong vòng 2 năm tới, rất nhiều thương hiệu lớn sẽ tích cực gia nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Hà Nội và TP HCM. Khi tìm kiếm thuê mặt bằng, họ có xu hướng lựa chọn nhà phố tại các trục phố lớn hay trung tâm thương mại được vận hành bởi chủ đầu tư uy tín.”

Giá thuê mặt bằng bán lẻ theo nhu cầu hồi phục cũng tăng cao. Cuối năm 2022, giá thuê mặt bằng các trung tâm thương mại tại khu vực trung tâm Hà Nội là hơn 100 USD/m2/tháng; còn TP. HCM, giá thuê mặt bằng trung tâm thương mại ở khu vực trung tâm khoảng 130 USD/m2/tháng. Dự kiến giá thuê sẽ tăng liên tục giữa bối cảnh diện tích mặt bằng hạn chế trong các trung tâm thương mại chất lượng, theo VARS.

Hưởng lợi từ xu hướng này, CTCP Vincom Retail (mã chứng khoán: VRE) ghi nhận tổng doanh thu thuần đạt 2.005 tỷ đồng trong quý III vừa qua, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, hoạt động cho thuê bất động sản đầu tư (kinh doanh trung tâm thương mại) ghi nhận doanh thu 1.837 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với quý III/2021 và gấp 1,02 lần so với quý III/2019 (trước khi dịch Covid-19 bùng phát).

Biên lợi nhuận gộp cũng tăng từ 16,6% cùng kỳ lên 51,8%. Qua đó, lợi nhuận sau thuế đạt 793 tỷ đồng, tăng gấp 32 lần cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng, Vincom Retail ghi nhận 5.224 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 15% và 1.944 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2021.

Bên cạnh đó, trong năm 2022, Vincom Retail đã khai trương 3 trung tâm thương mại là Vinhomes Smart City và Vincom Plaza Mỹ Tho, Bạc Liêu với tỷ lệ lấp đầy 98%. Ban lãnh đạo công ty đặt mục tiêu khai trương 6 trung tâm thương mại mới trong năm 2023.

Doanh nghiệp cho thuê mặt bằng bán lẻ trên đường đua mở rộng quỹ đất

Vincom Mega Mall tạiVinhomes Smart City. (Ảnh: Zingnews).

Không chỉ Vincom Retail, theo bà Trang Đỗ, Trưởng phòng Dịch vụ Bán lẻ Colliers Việt Nam, gần đây nhiều doanh nghiệp bán lẻ lớn đã gom quỹ đất ở khu vực đô thị mở rộng của Hà Nội, TP HCM và tại các thành phố khác. 

Cũng theo bà Trang, hai năm đại dịch được coi như giai đoạn R&D (nghiên cứu thị trường) và năm 2022 là thời điểm nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước ra kế hoạch mở rộng và bứt phá trong cuộc đua ngành bán lẻ.

Đơn cử, Emart thứ hai được khánh thành bên trong Thiso Mall tại Khu đô thị Sala, TP Thủ Đức, TP HCM, hay liên doanh giữa Lotte và IPPG ra mắt cửa hàng miễn thuế (Downtown Duty free) đầu tiên tại Đà Nẵng, Becamex Tokyu cũng vừa cất nóc trung tâm thương mại SORA Gardens SC tại Thành phố mới Bình Dương, với khách thuê chủ lực là Aeon.

Có thể bạn quan tâm