Trang chủ Doanh nghiệp Doanh nghiệp đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình đưa dự án lọc dầu 2.500 ha vào quy hoạch địa phương

Doanh nghiệp đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình đưa dự án lọc dầu 2.500 ha vào quy hoạch địa phương

bởi Linh

Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Thiện đã có đề nghị đầu tư dự án Tổ hợp lọc dầu Kim Sơn tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình).

 

UBND tỉnh Ninh Bình mới đây nhận được văn bản của Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Thiện về việc đề nghị đầu tư dự án tổ hợp lọc dầu Kim Sơn tại huyện Kim Sơn và dự án nạo vét lòng đường thoát lũ sông Hoàng Long.

Theo văn bản Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Thiện gửi UBND tỉnh Ninh Bình, Tập đoàn đề nghị khảo sát đầu tư dự án tổ hợp lọc dầu Kim Sơn tại huyện Kim Sơn với 3 giai đoạn từ năm 2025 – 2040, công 3 triệu tấn dầu thô/năm.

Vị trí khảo sát đầu tư tại vùng ven biển và vùng biển huyện Kim Sơn. Diện tích khảo sát là 1.500 ha đất liền và 1.000 ha mặt nước; Tổng đầu tư dự án được tính toán bởi các công cụ toán học có thể theo sau khi có kết quả khảo sát. Giá trị khảo sát dự kiến ​​là 300 tỷ đồng.

 

Doanh nghiệp đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình đưa dự án lọc dầu 2.500 ha vào quy hoạch địa phương

 Vùng đất bồi ven biển huyện Kim Sơn – Ninh Bình. Ảnh TNMT.

Qua nghiên cứu, Tập đoàn nhận thấy khu vực biển Kim Sơn đang có quỹ đất phát triển công nghiệp, có vị trí kết nối thuận lợi với khu vực biển Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (đã được quy hoạch xây dựng KKT Ninh Cơ) , nơi có cảng nước sâu và các nhà máy công nghiệp lớn, phù hợp để phát triển ngành công nghiệp dầu khí.

Tập đoàn Xuân Thiện mong muốn được đầu tư Tổ hợp lọc hóa dầu tại huyện Kim Sơn để tạo ra một vòng tuần hoàn khép kín phục vụ cho Tổ hợp thép xanh đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu trong nước và xuất khẩu.

Phía tập đoàn này cam kết, mọi chi phí khảo sát do Tập đoàn chịu trách nhiệm và không có bất kỳ khiếu nại gì nếu trong trường hợp sau này dự án không được chấp thuận chủ trương đầu tư…

Tập đoàn Xuân Thiện cũng đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình đưa dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Kim Sơn vào quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm căn cứ để triển khai các bước tiếp theo.

Theo đó, UBND tỉnh Ninh Bình đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Khoa học học và công nghệ; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; UBND các huyện: Kim Sơn, Gia Viễn, Nho Quan và các đơn vị có liên quan nghiên cứu đề xuất của Công ty cổ phần Tập đoàn Xuân Thiện; xem xét, tham mưu xuất đề tài báo cáo UBND tỉnh. 

Xuân Thiện Group tiềm lực ra sao?

Qua tìm hiểu, tại thời điểm 22/12/2021, Công ty có tên là Công ty TNHH Năng lượng Sơn La, địa chỉ tại KĐT Xuân Thành, phường Ninh Khánh, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Người đại diện pháp luật là bà Phạm Thị Hương (SN 1989) kiêm Tổng Giám đốc.

Khi này công ty tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 5.950 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình góp 43,6%, tương đương 2.595,6 tỷ đồng, ông Nguyễn Văn Thiện góp 1.099,6 tỷ đồng (chiếm 18,5%); ông Phạm Văn Tuất góp hơn 763,6 tỷ đồng (12,8%), Phạm Thị Hương góp 113,3 tỷ đồng (1,9%), Nguyễn Huy Hoàng góp 189 tỷ đồng (gần 3,2%), Tống Văn Chuẩn góp 63 tỷ đồng (hơn 1%), Bùi Võ Công góp 13 tỷ đồng (0,2%), Nguyễn Văn Thùy góp gần 707,2 tỷ đồng (11,9%), Vũ Cảnh Tuân góp hơn 252,9 tỷ đồn (4,25%); Nguuyễn Đức Toàn góp gần 77,8 tỷ đồng (1,3%), Trần Thị Hồng Nhung góp 61,8 tỷ đồng (hơn 1%) và Mai Xuân Hương góp 15,2 tỷ đồng (0,25%).

Đến 26/1/2022, Công ty có vốn 5.950 tỷ đồng, trong đó cơ câu các cổ đông thay đổi gồm: Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình góp 3.643,8 tỷ đồng (chiếm 61,2%); ông Nguyễn Văn Thiện góp 1.683 tỷ đồng (chiếm 28,3%); Nguyễn Văn Thùy góp 297,5 tỷ đồng (chiếm 5%); các cổ đông Phạm Văn Tuất, Phạm Thị Hương, Nguyễn Huy Hoàng, Vũ Cảnh Tuân, Nguyễn Đức Toàn mỗi người đều góp 1%, tương đương 59,5 tỷ đồng; cổ đông Vùi Võ Công góp 13 tỷ đồng (0,2%); cổ đông Mai Xuân Hương góp 0,25%, tương đương 15,2 tỷ đồng.

Đến ngày 28/1/2022, Năng lượng Sơn La được đổi tên thành Công ty CP Tập đoàn Xuân Thiện (Xuân Thiện Group), ngành nghề chính là sản xuất điện. Đại diện pháp luật là bà Phạm Thị Hương (SN 1989) kiêm Tổng Giám đốc. Cơ cấu cổ đông vẫn giữ nguyên như thay đổi trước đó. Đến ngày 11/3/2022, đại diện pháp luật được đổi sang ông Vũ Cảnh Tuân (SN 1982) kiêm Tổng Giám đốc.

Được biết, Xuân Thiện Group là cơ nghiệp riêng của ông Nguyễn Văn Thiện – con trai cả của doanh nhân Nguyễn Xuân Thành, nhà sáng lập Tập đoàn Xuân Thành nổi tiếng đất Ninh Bình.

Thông qua nhiều công ty thành viên, Xuân Thiện Group tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực như vật liệu xây dựng (lĩnh vực truyền thống), nông nghiệp công nghệ cao, khách sạn – du lịch, bất động sản, logistics, giáo dục và đặc biệt là năng lượng tái tạo.

Về lĩnh vực vật liệu xây dựng, với sản phẩm chính là xi măng, hiện Xuân Thiện Group sở hữu một số nhà máy xi măng như nhà máy xi măng Xuân Thành Hà Nam (công suất 6 triệu tấn xi măng/năm), nhà máy xi măng Xuân Thành Quảng Nam (công suất 1,3 triệu tấn xi măng/năm), nhà máy xi măng Minh Tâm Bình Phước (công suất kế hoạch 2,5 triệu tấn xi măng/năm).

Xuân Thiện Group còn được biết đến ở lĩnh vực năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) với cột mốc vào năm 2014, khi một đơn vị thành viên là Công ty TNHH Xuân Thiện Việt Nam đã trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đầu tiên đầu tư thủy điện vào Cameroon (châu Phi).

Được biết, Công ty TNHH Xuân Thiện Việt Nam đã sở hữu 2 dự án tại quốc gia châu Phi này là thủy điện Yabassi và Toumbassala trên sông Wouri và Nkam với tổng công suất gần 600 MW.

Ước tính, Xuân Thiện Group đang thực hiện đầu tư khai thác khoảng hơn 20 dự án thủy điện trong và ngoài nước như thủy điện Suối Sập, thủy điện Háng Đồng A, thủy điện Háng Đồng A1 cùn
g có công suất 88 MW tại Sơn La; thủy điện Khao Mang Thượng có tổng công suất 62,7 MW tại Yên Bái.

Tập đoàn cũng sở hữu nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Ea Sup giai đoạn I tại Đắk Lắk; nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc tại tỉnh Ninh Thuận, bên cạnh các nhà máy sản xuất thiết bị điện gồm nhà máy thiết bị điện mặt trời tại Hòa Bình (công suất 360MW/năm); nhà máy sản xuất thiết bị điện gió Đắk Lắk (3.000MW/năm)…

 

Có thể bạn quan tâm