Trang chủ Thế giớiKinh tế quốc tế Garner: Doanh thu ngành bán dẫn toàn cầu chỉ tăng 1,1% trong năm 2022

Garner: Doanh thu ngành bán dẫn toàn cầu chỉ tăng 1,1% trong năm 2022

bởi Linh

Theo công ty nghiên cứu công nghệ Gartner, doanh thu chip trên toàn thế giới ước tính tăng 1,1% lên 601,7 tỷ USD vào năm 2022, giảm đáng kể so với mức tăng trưởng 26,3% của năm 2021.

Garner: Doanh thu ngành bán dẫn toàn cầu chỉ tăng 1,1% trong năm 2022

Doanh thu chip trên toàn thế giới ước tính tăng 1,1% lên 601,7 tỷ USD vào năm 2022. (Nguồn: Reuters)

Một báo cáo công bố hôm 19/1 cho thấy doanh thu của ngành bán dẫn toàn cầu trong năm 2022 chỉ tăng khoảng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lĩnh vực chip nhớ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo công ty nghiên cứu công nghệ Gartner, doanh thu chip trên toàn thế giới ước tính tăng 1,1% lên 601,7 tỷ USD vào năm 2022, giảm đáng kể so với mức tăng trưởng 26,3% của năm trước đó.

Mặc dù năm 2022 có một khởi đầu tương đối tốt do tình trạng thiếu hụt chip kéo dài, Gartner cho biết sang nửa cuối năm, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu chậm lại do lạm phát cao, lãi suất tăng, chi phí năng lượng leo thang và dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở Trung Quốc. Các sự kiện này đã ảnh hưởng đến nhiều chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng bắt đầu giảm chi tiêu, với nhu cầu về máy tính cá nhân (PC) và điện thoại thông minh (smartphone) giảm. Sau đó, đến lượt các doanh nghiệp bắt đầu giảm chi tiêu với dự đoán về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành chất bán dẫn nói chung.

Các công ty Mỹ lên kế hoạch giảm sử dụng chip Trung Quốc

Báo cáo cho hay lĩnh vực chip nhớ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm 2022. Doanh thu chip nhớ toàn cầu đã giảm 10% so năm 2021, chủ yếu do các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) bắt đầu cạn kiệt lượng chip nhớ họ đã dự trữ để đáp ứng nhu cầu tăng.

Tuy nhiên, doanh số của lĩnh vực chất bán dẫn không có đặc tính nhớ (non-memory chip) đã tăng 5,3%, với hiệu suất giữa các loại thiết bị khác nhau.

Garner cho biết chip analog (có khả năng xử lý các tín hiệu âm thanh, ánh sáng và nhiệt độ trước khi chuyển đổi thành tín hiệu số) và chip rời (loại chip có chức năng cơ bản không thể chia thành các chức năng nhỏ khác) đã ghi nhận doanh thu tăng lần lượt là 19 và 15% vào cùng giai đoạn.

Các loại chip này chủ yếu nhận lực đẩy từ nhu cầu mạnh mẽ của thị trường ôtô và công nghiệp, được củng cố bởi các xu hướng tăng trưởng trong điện khí hóa phương tiện giao thông, tự động hóa công nghiệp và chuyển đổi năng lượng.

Samsung Electronics Co. đứng đầu danh sách nhà sản xuất chip toàn cầu khi tính theo doanh thu và chiếm 10,9% thị phần. Tuy nhiên, doanh thu tưừ mảng sản xuất chip của họ đã giảm 10,4% so với năm 2021, chủ yếu do doanh số bán giảm.

Theo sau Samsung là Intel Corp. với 9,7% thị phần, SK hynix Inc. với 6,0% thị phần và Qualcomm với 5,8% thị phần toàn cầu.

TSMC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, không được đưa vào nghiên cứu của Garner.

Có thể bạn quan tâm