Trang chủ Việt NamĐầu tư phát triển Khánh Hòa: 13 doanh nghiệp “khủng” muốn rót vốn vào Khu kinh tế Vân Phong

Khánh Hòa: 13 doanh nghiệp “khủng” muốn rót vốn vào Khu kinh tế Vân Phong

bởi Linh

Từ ngày 7 – 15/2, Ban Quản lý KKT Vân Phong sẽ làm việc với 8 nhà đầu tư đề xuất dự án tại khu vực Nam Vân Phong và các KCN như Công ty CP Dầu khí Đông Phương, Công ty Stanvian hóa chất, Công ty Stavian Land, Công ty CP Trung Nam về dự án hóa dầu, năng lượng, công nghiệp…

Ngày 3/2, Theo thông tin từ Ban Quản lý Kinh kinh tế (KKT) Vân Phong – Khánh Hòa cho biết vừa có kế hoạch làm việc với các nhà đầu tư quan tâm đề xuất đầu tư các dự án ưu tiên thu hút vào KKT Vân Phong và các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn. Theo đó, từ ngày 7-10/2, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong sẽ làm việc với 8 nhà đầu tư quan tâm đề xuất các dự án ưu tiên thu hút vào khu vực Nam Vân Phong và các khu công nghiệp.

Khánh Hòa: 13 doanh nghiệp “khủng” muốn rót vốn vào Khu kinh tế Vân Phong

 Một góc KKT Vân Phong (ảnh Báo Thanh Niên)

Cụ thể, Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phương làm việc về dự án lọc hóa dầu, năng lượng, công nghiệp; Công ty Stanvian hóa chất và Công ty Stavian Land làm việc về dự án hóa dầu, công nghiệp; Công ty Cổ phần Trung Nam về dự án năng lượng, công nghiệp. Các Công ty Cổ phần Sonadezi, Tổng Công ty Becamex IDC, Công ty Cổ phần SSI, Công ty Cổ phần Sinnec sẽ làm việc về các dự án đầu tư phát triển khu công nghiệp. Riêng Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn sẽ làm việc về đầu tư xây dựng cảng biển.

Từ ngày 14-15/2, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong sẽ làm việc với 5 doanh nghiệp quan tâm đề xuất các dự án tại khu vực Bắc Vân Phong.  Cụ thể, Tập đoàn Novaland và Công ty Cổ phần Đầu tư Đất Tâm, Công ty Cổ phần FPT, Công ty Cổ phần Flamingo Holding Group sẽ làm việc về các dự án thuộc lĩnh vực đô thị, du lịch. Riêng Tập đoàn Sungroup sẽ làm việc liên quan đến các dự án thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ, sân bay, cảng biển…

Tại buổi làm việc, các nhà đầu tư sẽ giới thiệu tổng quan dự án và quy mô dự án, quy mô sử dụng đất, dự kiến tổng vốn dự án. Đồng thời, sơ bộ đánh giá về tác động, ảnh hưởng môi trường của dự án; hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Đối với dự án công nghiệp, nhà đầu tư phải nêu rõ công nghệ, xuất xứ dây chuyền công nghệ, nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra…

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, buổi làm việc nhằm nắm bắt nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư để nghiên cứu trong quá trình lập quy hoạch phân khu các khu chức năng tại Khu kinh tế Vân Phong và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời, Ban quản lý cũng thu thập thông tin để có cơ sở tham mưu xây dựng danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong vừa phù hợp với định hướng đã được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII thông qua tại Nghị quyết số 25NQ/TW ngày 30/9/2022, vừa phù hợp với nhu cầu thực tế của nhà đầu tư để phát huy hết tiềm năng và lợi thế của Khu kinh tế Vân Phong.

Ưu tiên các dự án tỷ USD đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KKT Vân Phong có hai đặc điểm nổi trội là du lịch, dịch vụ hậu cần cảng biển, logistics. Trong thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã làm việc với rất nhiều nhà đầu tư đến nghiên cứu cơ hội đầu tư vào KKT Vân Phong trong lĩnh vực cảng biển, logistic, khu công nghiệp, khu chức năng công nghiệp, lọc hóa dầu, điện khí, bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng. Đặc biệt, KKT Vân Phòng đang có cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất Việt Nam, thuận lợi cho phát triển tiềm năng dịch vụ hậu cần cảng biển và logistics. Cụ thể, theo Trang thông tin điện tử Logistics Việt Nam (Bộ Công thương), cảng Vân Phong thuộc khu vực Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, được xây dựng để trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất Việt Nam. Theo Bộ Giao thông Vận Tải, cảng Vân Phong giữ vai trò động lực trong việc phát triển vịnh Vân Phong thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, bao gồm cảng trung chuyển quốc tế, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng hải sản….

Trong đó, cảng trung chuyển quốc tế giữ vai trò chủ đạo gắn với dịch vụ cảng biển và thương mại. Trên thực tế, cảng Vân Phòng, Khánh Hòa có vị trí địa lý, kinh tế khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông quốc gia quan trọng cả về đường sắt, đường bộ, đường thủy và hàng không; nằm gần đường hàng hải quốc tế, có các cảng biển lớn, là một trong những cửa ngõ ra biển của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. So với các khu vực khác như Vân Đồn, Phú Quốc, Vân phong nằm giữa đảo Hòn Lớn, bán đảo Hòn Gốm, bờ biển huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa, là vùng bờ biển Việt Nam gần các tuyến hàng hải quốc tế nhất, ngay nơi các tuyến hàng hải tấp nập loại nhất thế giới gặp nhau. Do đó, cảng Vân Phong có thuận lợi trong giao thương hàng hóa quốc tế.

Trước đó , Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có tờ trình gửi Thường trực Tỉnh ủy về việc báo cáo danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào Khu kinh tế (KKT) Vân Phong theo Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội. Theo đó, danh mục dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào KKT Vân Phong được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 2023 – 2024 dự kiến ưu tiên thu hút đầu tư 27 dự án và giai đoạn 2024 – 2025 sẽ ưu tiên thu hút thêm 10 dự án.

Một số dự án nổi bật như: Khu hỗn hợp dịch vụ cao cấp đảo Hòn Lớn (đảo Hòn Lớn, xã Vạn Thạnh, H.Vạn Ninh) rộng khoảng 4.800 ha (đất xây dựng dự án khoảng 2.300 ha) dự án Khu đô thị đa năng Cổ Mã – Tu Bông 1 và 2 (xã Vạn Thọ, Vạn Phước, Vạn Long, H.Vạn Ninh), mỗi dự án rộng khoảng 1.300 ha, tổng vốn đầu tư 90.000 tỷ đồng/dự án…

Cùng với các dự án nói trên là 4 dự án thuộc nhóm dự án đầu tư công nghiệp năng lượng sạch, công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, cơ kh
í chính xác, chế biến dầu khí, điện tử, dịch vụ chăm sóc sức khỏe có quy mô từ 6.000 tỷ đồng trở lên. Cả bốn dự án gồm nhà máy lọc dầu Nam Vân Phong (100.000 tỷ đồng); tổ hợp hóa dầu Nam Vân Phong 1 và 2 (60.000 tỷ đồng/dự án) và nhà máy sản xuất Hydro xanh và pin nhiên liệu mới (48.000 tỷ đồng) đều thuộc khu vực nam Vân Phong, tập trung ở khu vực xã Ninh Phước, TX.Ninh Hòa.

Nhóm cuối cùng được ưu tiên thu hút đầu tư vào KKT Vân Phong thuộc nhóm dự án xây dựng và kinh doanh sân bay, đầu tư bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt, dịch vụ logicstics… có quy mô đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên. Theo đó, có 3 dự án được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2023 – 2024 gồm dự án sân bay dân dụng phục vụ charter (xã Vạn Thắng, Vạn Khánh, H.Vạn Ninh) tổng vốn 10.000 tỷ đồng; dự án cảng biển du lịch quốc tế (xã Vạn Thạnh, H.Vạn Ninh) tổng vốn 3.000 tỷ đồng và cảng tổng hợp Nam Vân Phong (xã Ninh Phước, TX.Ninh Hòa) khoảng 45.000 tỷ đồng. 

Có thể bạn quan tâm