Trang chủ Thế giớiKinh tế quốc tế Nợ công toàn cầu: Những con số đáng lo ngại và vị trí của Việt Nam

Nợ công toàn cầu: Những con số đáng lo ngại và vị trí của Việt Nam

bởi Linh

Nợ công đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với các chính phủ trên toàn thế giới. Việc vay nợ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công đã trở nên phổ biến, nhưng nợ công cao có thể làm suy giảm tiềm năng tăng trưởng trong tương lai và hạn chế khả năng ứng phó của chính phủ trong giai đoạn khủng hoảng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nợ công – Thách thức toàn cầu

Nợ công là số tiền mà chính phủ vay mượn để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khi nguồn thu từ thuế không đủ đáp ứng. Trong những năm gần đây, nợ công đã trở thành nỗi lo thường trực đối với các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư và người dân trên toàn thế giới.

Mức nợ công cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe kinh tế của một quốc gia, cản trở tiềm năng tăng trưởng tương lai, kéo lãi suất lên cao và giảm khả năng ứng phó trong các thời kỳ khủng hoảng.

Trong giai đoạn đại dịch COVID-19, nhiều nước đã đẩy mạnh vay nợ để triển khai các biện pháp chống dịch và chương trình kích thích kinh tế quy mô lớn. Hệ quả là tỷ lệ nợ công/GDP toàn cầu đạt mức kỷ lục 98,9% vào năm 2020.

Tình hình nợ công của các siêu cường

Các quốc gia có quy mô nợ công lớn nhất thế giới đều là những nền kinh tế hàng đầu. Năm 2024, top 5 nước dẫn đầu về nợ công lần lượt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh và Pháp.

Quy mô nợ công của các nước

Quy mô nợ công

Để hiểu rõ tác động của nợ công đến tình hình tài khóa và sức khỏe của từng nền kinh tế, tỷ lệ nợ công/GDP là thước đo tốt hơn.

Dưới đây là top 10 quốc gia có tỷ lệ nợ công/GDP cao nhất thế giới trong năm 2024, theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của IMF.

Tỷ lệ nợ công/GDP của các nước

Tỷ lệ nợ công/GDP

Vị trí của Việt Nam

Trong năm 2024, nợ công của Việt Nam tương đương 34% GDP, xếp thứ 151 trên 186 quốc gia và nền kinh tế mà IMF thu thập dữ liệu. Con số này được coi là an toàn và thấp hơn nhiều so với mức trần 60% mà Quốc hội đề ra.

Báo cáo của Đoàn công tác Điều IV của IMF đánh giá Việt Nam có “không gian tài khóa dồi dào”, đồng nghĩa với việc chính phủ có khả năng tăng cường chi tiêu hoặc vay nợ để hỗ trợ nền kinh tế nếu cần thiết.

Mối nguy của nợ công

Hồi tháng 4/2025, bà Kristalina Georgieva, Tổng Giám đốc IMF, đã kêu gọi những nước mắc nợ lớn thực hiện các động thái quyết liệt nhằm khôi phục tính bền vững tài khóa.

Một trong những mối nguy cấp bách nhất về nợ công là chi phí thanh toán tiền lãi, đặc biệt là trong môi trường lãi suất tăng nhanh như hiện nay.

Gánh nặng trả nợ ngày càng lớn, chính phủ sẽ càng có ít nguồn lực để tài trợ cho những dịch vụ công thiết yếu như y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng.

Như vậy, nợ công cao buộc các nước phải đưa ra những quyết định đánh đổi khó khăn và hạn chế năng lực đầu tư cho các dự án thúc đẩy tăng trưởng tương lai.

Có thể bạn quan tâm