Trang chủ Doanh nghiệp Novaland từng hoạt động ra sao khi ông Bùi Thành Nhơn rời ‘ghế nóng’?

Novaland từng hoạt động ra sao khi ông Bùi Thành Nhơn rời ‘ghế nóng’?

bởi Linh

Hội đồng quản trị Novaland vừa thông qua nghị quyết bầu ông Bùi Thành Nhơn – người sáng lập công ty – quay lại ghế chủ tịch HĐQT.

  

Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (mã chứng khoán: NVL) trong thông cáo phát ra trưa 3/2 cho biết đã bầu lại các thành viên Hội đồng quản trị sau khi giảm số lượng từ 7 người còn 5 người. Ông Bùi Thành Nhơn chính thức giữ chức chủ tịch và là người đại diện pháp luật

Kế hoạch trở lại của ông Nhơn sau hơn một năm chuyển giao chức Chủ tịch cho ông Bùi Xuân Huy được công bố cuối tháng 11/2022. Novaland khi đó dẫn lời ông Nhơn cho biết ông muốn trở lại “vì nghĩ rằng đã là doanh nhân thì phải chấp nhận đối mặt với khó khăn và thách thức bởi trở ngại này qua đi, khó khăn khác sẽ đến”.

“Tôi mong rằng, với ý thức luôn thượng tôn pháp luật và tập trung vào lõi chuyên môn, khối rubic màu xanh (logo của công ty) sẽ tiếp tục tỏa sáng”, ông Bùi Thành Nhơn cho biết. Việc ông Nhơn trở lại là một phần trong đề án tái cấu trúc mà NovaGroup – cổ đông lớn nhất của Novaland  đang thực hiện để đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Novaland từng hoạt động ra sao khi ông Bùi Thành Nhơn rời ‘ghế nóng’?

 Ông Bùi Thành Nhơn chính thức quay lại ghế Chủ tịch Novaland. Ảnh NVL.

“Sức khỏe” của Novaland sau khi ông Bùi Thành Nhơn rời ghế

Novaland vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với doanh thu thuần 3.241 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 239 tỷ đồng, giảm 30% và 74% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế cả năm 2022, Novaland đạt doanh thu thuần 11.135 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.293 tỷ đồng, giảm 25% và 34% so với năm 2021.

Năm 2022 là năm biến động mạnh chưa từng thấy với tập đoàn Novaland, thể hiện qua quy mô vốn hóa doanh nghiệp giảm từ 176.000 tỷ đồng hồi đầu năm xuống chỉ còn 27,3.000 tỷ đồng khi đóng cửa phiên giao dịch cuối năm. Cổ phiếu Novaland trải qua đợt bán tháo mạnh trong giai đoạn cuối năm khi nhà đầu tư lo ngại về việc doanh nghiệp gặp áp lực thanh khoản khi thị trường trái phiếu bị siết chặt.

Mặc dù vốn hóa giảm tới 85%, nhưng năm qua quy mô tài sản của Novaland vẫn tăng thêm hơn 55.000 tỷ đồng (+28%), lên 257.000 tỷ đồng. Trong đó, biến động mạnh nhất là các khoản phải thu ngắn hạn khác, tăng từ 15.000 tỷ đồng lên 38.000 tỷ đồng (+150%).

Bên cạnh đó, hàng tồn kho của Novaland tăng thêm khoảng 24.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD), lên 134.000 tỷ đồng. Novaland cho biết, hàng tồn kho chủ yếu đến từ việc đầu tư các dự án Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram và từ việc nhận chuyển nhượng các dự án mới.

91% tổng hàng tồn kho (tương đương gần 122.559 tỷ đồng) là giá trị quỹ đất và dự án đang xây dựng, phần còn lại là BĐS đã xây dựng hoàn thành và hàng hóa bất động sản, bất động sản đã hoàn thiện chờ bàn giao cho khách hàng.

Đối với các khoản vay nợ, Novaland hiện đang vay tổng cộng 64.576 tỷ đồng, giảm khoảng 7.000 tỷ đồng nếu so với quý III/2022. Trong khi đó, nếu so với đầu năm, tổng vay nợ vẫn tăng khoảng 4.000 tỷ đồng, trong đó vay nợ ngắn hạn tăng 6.400 tỷ đồng (lên 25.500 tỷ đồng) và vay nợ dài hạn giảm khoảng 2.400 tỷ đồng (xuống 39.060 tỷ đồng).

Trong tổng nợ của Novaland, nợ ngân hàng chiếm hơn 11.000 tỷ đồng, nợ phát hành trái phiếu 44.100 tỷ đồng và vay bên thứ ba là 10.000 tỷ đồng. Một số ngân hàng cho vay lớn tại Novaland là VPBank, MB, VietinBank…

Một khoản mục tăng mạnh trong cơ cấu nguồn vốn là “phải trả dài hạn khác”, tăng từ 58,5 nghìn tỷ đồng lên 86,2 nghìn tỷ đồng (+47%).

Tại thời điểm 31/12/2022, Novaland có gần 13.000 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối.

Novaland có đơn kiến nghị khẩn cấp gửi Thủ tướng

Cuối tháng 12/2022, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi Bộ trưởng Xây dựng – Thường trực Tổ công tác của Thủ tướng – về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản. Đồng thời, công văn cũng đề nghị cơ quan này chủ trì, xem xét kiến nghị của Novaland trong đơn kiến nghị khẩn cấp mới đây.

Trước đó, Novaland đã có đơn kiến nghị khẩn cấp gửi Thủ tướng để xin cơ chế hỗ trợ tháo gỡ khó khăn pháp lý dự án và dòng tiền trả nợ đến hạn, do tình trạng ách tắc pháp lý tạo tâm lý bất an cho người dân, môi trường đầu tư, ngân hàng.

Novaland cho biết đa số ngân hàng đang giữ lại tiền thu từ khách hàng của tập đoàn để làm tài sản đảm bảo bổ sung. Hiện doanh nghiệp có khoảng 32.000 tỷ đồng trong các tài khoản ngân hàng nhưng lại không có tiền thanh toán các khoản nợ đến hạn.

 

Novaland có đơn kiến nghị khẩn cấp gửi Thủ tướng

 Novaland có 32.000 tỷ đồng gửi ngân hàng nhưng không thể dùng trả nợ. Ảnh NVL.

Với thực trạng này, nhà phát triển bất động sản lớn khu vực phía Nam đã khẩn xin Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ các địa phương tháo gỡ vướng mắc, giúp tập đoàn sớm hoàn thiện pháp lý dự án.

Như tại Bình Thuận, Novaland kiến nghị có một công ty giúp định giá tiền sử dụng đất dự án Nova World Phan Thiết. Hiện chưa có công ty thẩm định giá nào hướng dẫn khiến doanh nghiệp không đóng được tiền s
ử dụng đất dự án, không phát hành được hợp đồng mua bán hàng, không làm được sổ đỏ cho khách hàng.

Tại Đồng Nai, Novaland kiến nghị hỗ trợ tỉnh hoàn thành đồ án điều chỉnh quy hoạch chung 1/5.000 làm căn cứ điều chỉnh quy hoạch chung 1/500 của Khu đô thị Aqua City, qua đó hoàn tất thủ tục pháp lý dự án.

Tập đoàn này còn kiến nghị Chính phủ hướng dẫn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu liên quan việc gia hạn chủ trương đầu tư, gia hạn thời gian sử dụng đất cho các dự án đang triển khai tại tỉnh.

Riêng tại TP HCM, Novaland kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn pháp lý cho 64 dự án bất động sản bị ách tắc thủ tục, trong đó có 23 dự án do tập đoàn đầu tư.

Ngoài vấn đề pháp lý, Novaland cũng đề xuất cho phép tái cơ cấu/gia hạn/ân hạn với các khoản nợ trong vòng 2-3 năm, phù hợp với dòng tiền mà không bị xem xét là nợ xấu để có thể phát triển bền vững.

Novaland còn mong muốn có một ngân hàng do Nhà nước nắm cổ phần chi phối cấp hạn mức tín dụng nhằm tiếp tục thi công các dự án dở dang, giúp khách hàng có thể tiếp tục vay tiền mua nhà, tập đoàn có dòng tiền thanh toán các khoản nợ đến hạn…

Novaland đón “tượng đài” trở lại 

Đầu tháng 1/2023, Novaland công bố văn bản kiểm phiếu về việc cổ đông đã thông qua đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT độc lập của ông Jeffrey David Perlman, đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của các ông Nguyễn Ngọc Huyên và Nguyễn Đức Dũng.

Sau khi ba thành viên kể trên được miễn nhiệm, HĐQT của Novaland còn lại 4 người là Chủ tịch Bùi Xuân Huy, Thành viên Hoàng Thu Châu, hai Thành viên độc lập Phạm Tiến Vân và Nguyễn Mỹ Hạnh.

Ngoài ra, đại đa số cổ đông đồng ý giảm tổng số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021 – 2026 từ 7 người xuống 5 người, trong đó số lượng thành viên HĐQT độc lập cũng giảm từ 3 về 2. Doanh nghiệp theo đó còn thiếu một vị trí trong HĐQT.

Theo thông báo đến hết ngày 27/12, Novaland chỉ nhận được thư ứng cử của ông Bùi Thành Nhơn vào vị trí thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026.

Thực tế vào cuối tháng 11/2022, trong chiến lược tái cấu trúc toàn diện nhằm ứng phó với tình hình khó khăn hiện tại, Novaland đã có thông tin về sự trở lại của ông Bùi Thành Nhơn với cương vị là chủ tịch HĐQT.

Ông Nhơn sinh năm 1958 và là nhà sáng lập của hệ sinh thái NovaGroup. Ông từng giữ chức chủ tịch HĐQT Novaland giai đoạn 2007 đến tháng 1/2022, trước khi nhường quyền cho chủ tịch đương nhiệm Bùi Xuân Huy. Dù vậy, vị doanh nhân này vẫn luôn là chủ tịch HĐQT tại tập đoàn mẹ NovaGroup.

Theo cơ cấu cổ đông, ông Bùi Thành Nhơn đang nắm trực tiếp 4,96% vốn cổ phần của Novaland. Vợ và con trai Bùi Cao Nhật Quân – sau đợt giải chấp tháng 11/2022 – đang nắm tổng cộng 6,79%. Tổ chức có liên quan là Diamond Properties sở hữu 10,41% và Novagroup nắm giữ đến 34,4% vốn.

 

Có thể bạn quan tâm